Lịch sử Cộng_đồng_nói_tiếng_Đức_tại_Bỉ

Khu vực nay được gọi là các tổng phía đông gồm có Cộng đồng nói tiếng Đức và các khu tự quản MalmedyWaimes (tiếng Đức: Weismes) thuộc Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp. Các tổng phía đông là bộ phận của tỉnh Rhein của nước Phổ thuộc Đế quốc Đức cho đến năm 1920 (thuộc các huyện Eupen và Malmedy), song bị Bỉ sáp nhập sau khi Đức chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ haiHoà ước Versailles sau đó.[3] Do đó chúng được gọi là cantons rédimés, "các tổng chuộc lỗi". Hoà ước Versailles yêu cầu "hỏi ý" cư dân địa phương, những người không muốn trở thành công dân Bỉ và muốn khu vực vẫn là một phần của Đức được yêu cầu đăng ký đầy đủ họ tên và địa chỉ với nhà cầm quyền Bỉ, song nhiều người lo sợ bị trả thù hoặc thậm chí là bị trục xuất nếu làm như vậy.

Đến giữa thập niên 1920, có các cuộc đàm phán bí mật giữa Đức và Bỉ và có vẻ như Bỉ đã sẵn sàng bán lại khu vực cho Đức nhằm cải thiện tình hình tài chính trong nước. Với giá 200 triệu mark vàng được đề cập.[3] Đến lúc này, chính phủ Pháp lo ngại về trật tự hậu chiến nên đã can thiệp với Bruxelles và khiến đàm phán Bỉ-Đức bị huỷ bỏ.

Các tổng mới này mới thuộc về Bỉ chỉ tròn 20 năm cho đến khi chúng bị Đức tái chiếm vào năm 1940 trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đa số dân chúng các tổng phía đông hoan nghênh sự kiện này vì họ nhận mình là người Đức. Sau khi Đức chiến bại vào năm 1945, các tổng lại được sáp nhập vào Bỉ, và do cáo buộc địa phương cộng tác với Đức nên nhà cầm quyền Bỉ nỗ lực tiến hành phi Đức hoá cư dân bản địa.

Đến đầu thập niên 1960, Bỉ được phân chia thành bốn khu vực ngôn ngữ, trong đó có khu vực nói tiếng Đức tại các tổng phía đông. Đến năm 1973, ba cộng đồng và ba vùng được thành lập và được trao quyền tự trị nội bộ. Nghị viện Cộng đồng nói tiếng Đức Rat der Deutschsprachigen Gemeinschaft được thành lập. Ngày nay, Cộng đồng nói tiếng Đức có mức độ tự trị cao, đặc biệt là trong các vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, song vẫn là bộ phận của vùng Wallonie chủ yếu nói tiếng Pháp. Tồn tại nhiều tranh luận trong thời gian qua về việc Cộng đồng nói tiếng Đức cũng nên trở thành vùng riêng, quá trình này vẫn tiếp tục với việc chuyển giao vĩnh viễn một số thẩm quyền liên quan đến chính sách xã hội, bảo tồn các di tích và công trình kỷ niệm, chính sách bảo vệ môi trường, giao thông, tài chính của các khu tự quản, cùng những vấn đề khác. Một trong những người đề nghị về quyền tự trị khu vực hoàn toàn cho Cộng đồng nói tiếng Đức là Karl-Heinz Lambertz, ông là bộ trưởng-thủ hiến từ 1999 đến 2014.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_đồng_nói_tiếng_Đức_tại_Bỉ http://www.dglive.be/ http://www.dglive.be/en/Desktopdefault.aspx/tabid-... http://www.dglive.be/en/desktopdefault.aspx/tabid-... http://www.dglive.be/en/desktopdefault.aspx/tabid-... http://www.dglive.be/en/desktopdefault.aspx/tabid-... http://www.dgparlament.be/ http://www.dgregierung.be/ http://www.dgstat.be/desktopdefault.aspx/tabid-256... http://www.gfbv.it/3dossier/vielfalt-dt.html http://www.groene.nl/2008/33/de-triangelspeler-van...